Giới thiệu

CÔNG TY CP QUỐC TẾ SUGI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—o0o—

 

Hải Dương, ngày  29 tháng 10 năm 2020

                    

Trong quá trình phát triển và hội nhập, ở mỗi công ty – dù lớn hay nhỏ, doanh nghiệp nhà nước hay liên doanh, doanh nghiệp tư nhân hay chỉ là một tổ chức kinh tế nhỏ – đều có những chiến lược kinh doanh cụ thể  với mục tiêu  rõ ràng mang đặc thù chung của nền kinh tế ở từng giai đoạn và thể hiện những nét riêng từng doanh nghiệp. Để đi đến được thành công của mỗi doanh nghiệp cùng với việc hoạch định chính sách kinh doanh phù hợp, việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả cần thiết  phải có công cụ quản lý đó là hệ thống các tiêu chuẩn, quy định. Hệ thống này hòa quyện được những nét chung của kinh tế xã hội với đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp . Điều đó tạo ra văn hóa ứng xử nhằm giải quyết các mối quan hệ trong quá trình tác nghiệp và giải quyết  công việc và nó được coi như văn hóa riêng doanh nghiệp đó. Công ty cổ phần Quốc tế SUGI cũng không nằm  ngoài quy luật trên.

Từ những nguyên tắc ứng xử được chuẩn hóa qua Bộ quy tắc ứng xử, để CBNV  dễ tiếp cận và thực hiện, Văn hóa doanh nghiệp của Công ty còn được kết hợp với Phong cách làm việc chung trong hệ thống tạo thành  Hệ thống các tiêu chuẩn, quy định được áp dụng trong toàn Công ty. CBNV làm việc tại Công ty phải có trách nhiệm  tuân thủ hệ thống các tiêu chuẩn, quy định này đưa vào  thực hiện trong quá trình xử lí công  việc và giải quyết các mối quan hệ hàng ngày. Điều này đã phản ánh sự chuẩn mực và giá trị của Công ty đồng thời cũng khẳng định cho mỗi chúng ta rằng phương thức kinh doanh cũng quan trọng không kém so với kết quả đã đạt được. 

Hệ thống các tiêu chuẩn, quy định  này được áp dụng cho tất cả các thành viên của Công ty gồm thành viên HĐQT, tập thể lãnh đạo và toàn thể CBNV trong công ty.

Mỗi CBNV của Công ty thường xuyên đưa các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực trong hệ thống vào mối quan hệ trong kinh doanh cũng như khi ra các quyết định . Điều này đã  hình thành Văn hóa Doanh nghiệp mang đặc thù của Công ty.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BỘ MÁY VÀ QUY TẮC HOẠT ĐỘNG

CỦA CÔNG TY CP QUỐC TẾ SUGI

  1. Sơ đồ hoạt động của các phòng ban:

  1. Các loại giấy phép và cấp phép hoạt động dịch vụ của công ty:
  • Giấy phép cung ứng lao động trong nước
  • Giấy phép dịch vụ XKLĐ
  • Giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn du học
  • Giấy phép hoạt động TT đào tạo ngoại ngữ         

PHẦN I

QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SUGI 

CHƯƠNG  I: CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1: Tuân thủ các quy định của pháp luật và Quy tắc ứng xử của CoC – VN

Công ty và CBNV Công ty cổ phần quốc tế SUGI cần tuân thủ mọi quy định của pháp luật liên quan đến xuất khẩu lao động, đặc biệt là trong phòng chống lao động cưỡng bức và buôn bán người.

Những chuẩn mực ứng xử chung về XKLĐ CBNV Công ty phải tuyệt đối tôn trọng và thực hiện nghiêm túc 12 điều đã được quy định tại bộ quy tắc ứng xử của Hiệp hội XKLĐ Việt Nam ban hành dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ( CoC – VN ) mà Công ty đã cam kết tự nguyện tham gia.

Trong bộ quy tắc ứng xử này đưa ra nhằm Quy định các chuẩn mực ứng xử mà cán bộ, nhân viên Công ty  phải tuân thủ;

Cung cấp các chỉ dẫn nhằm giúp cán bộ, nhân viên Công ty xử lý các tình huống khi làm việc, trong quan hệ nội bộ và quan hệ với bên ngoài;

Phát triển văn hoá kinh doanh, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi vì mục tiêu phát triển bền vững của công ty .

Điều 2: Giải thích từ ngữ.

Trong bộ quy tắc này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1 Ứng xử: Có thái độ, hành động, cử chỉ, lời nói thích hợp trong việc xử lý những tình huống cụ thể.

2.2 Hành vi ứng xử: Toàn bộ những phản ứng, cách cư xử thể hiện bằng thái độ, hành động, cử chỉ, lời nói của cán bộ nhân viên công ty đối với khách hàng, đối tác với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp và công chúng.

2.3 Quy tắc ứng xử: Là các chuẩn mực ứng xử (bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm) quy định mọi người phải tuân theo trong các hoạt động giao tiếp.

2.4 Bộ quy tắc ứng xử: Là hệ thống hóa các quy tắc ứng xử của cán bộ nhân viên công ty bằng văn bản.

2.5  Cán bộ nhân viên : Là toàn bộ những người làm việc tại công ty  và được hưởng lương hoặc thù lao từ công ty, kể cả nhân viên hợp đồng.

2.6  Khách hàng: Là tổ chức cá nhân sẽ sử dụng dịch vụ của công ty

2.7  Xung đột lợi ích : Thực chất là lợi ích cá nhân trái ngược với lợi ích của công ty  

2.8  Thông tin bí mật: Là những thông tin chứa các nội dung liên quan đến hoạt động của công ty  không được phép công khai. Những thông tin này nếu bị tiết lộ sẽ làm phương hại tới lợi ích của công ty.

2.9 Vi phạm pháp luật: Là hành vi không được thực hiện hoặc thực hiện sẽ trái với những quy định của pháp luật.

2.10  Trung thực: Tôn trọng thực tế, không làm sai lệch thông tin.

2.11  Thận trọng: Làm việc có cân nhắc, tính toán, có cơ sở.

2.12  Thân thiện: Sự gần gũi, hiểu biết, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

2.13  Tinh tế: Nhạy cảm, tế nhị, có khả năng đi vào những chi tiết rất nhỏ, phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng quan hệ ứng xử.

2.14 Tiên tiến: Chuyên nghiệp, năng động, bắt nhịp được với sự phát triển của thế giới và phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.15 Chuyên nghiệp: Am hiểu sâu, có kỹ năng tốt về nghiệp vụ; tân thủ các quy định; làm việc khoa học và có hiệu quả.

Điều 3: Mục đích

  • Quy định các chuẩn mực ứng xử mà cán bộ, nhân viên công ty phải tuân thủ;
  • Cung cấp các chỉ dẫn nhằm giúp cán bộ, nhân viên công ty xử lý các tình huống trong quá trình xử lý công việc, trong các mối quan hệ tác nghiệp.
  • Phát triển văn hoá kinh doanh, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi vì mục tiêu phát triển bền vững của công ty.

Điều 4: Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Quy tắc này điểu chỉnh  các hành vi, thái độ ứng xử của  cán bộ, nhân viên trên toàn hệ thống công ty , trong các mối quan hệ nội bộ và quan hệ với bên ngoài.

Điều 5: Chuẩn mực ứng xử chung

Cán bộ công nhân viên công ty phải :

CHUYÊN NGHIỆP – CHẤT LƯỢNG – UY TÍN

trong các mối quan hệ ứng xử bên trong và bên ngoài công ty.

Điều 6:  Tuân thủ pháp luật

Cán bộ, nhân viên của công ty phải tuân thủ mọi quy định pháp luật, đạo đức kinh doanh và các quy định của công ty cụ thể:

  • Không vi phạm pháp luật;
  • Tuân thủ các quy định, quy trình, thủ tục của công ty;
  • Không làm giả mạo, làm sai lệch giấy tờ, sổ sách,  hay hồ sơ công ty quy định;
  • Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật phải có trách nhiệm thông báo kịp thời với người có thẩm quyền xử lý.

Điều 7:  Không sử dụng tài sản chung vì mục đích tư lợi

Cán bộ, nhân viên của công ty không sử dụng tài sản và các nguồn lực thuộc sở hữu của công ty vào mục đích tư lợi hoặc vì lợi ích của  người khác.

Điều 8: Tránh xung đột lợi ích và không vụ lợi

Cán bộ, nhân viên tránh đặt mình hoặc người thân của mình vào sự xung đột giữa lợi ích cá nhân với lợi ích công ty ; tránh tham gia vào những công việc có phương hại đến lợi ích của công ty.

Dưới đây là một số trường hợp cụ thể :

  • Tránh vì lợi ích của bản thân mà bị chi phối trong quan hệ với khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh;
  • Tránh nhận tiền, tài sản hoặc những thứ có giá trị dưới dạng quà biếu hay tiền thưởng của khách hàng và đối tác có quan hệ với công ty;
  • Tránh tham gia các hoạt động làm phương hại đến lợi ích của công ty;
  • Không mạo danh để giải quyết công việc; không mượn danh công ty để giải quyết công việc của cá nhân.

CHƯƠNG II

NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG ỨNG XỬ NỘI BỘ

Điều 9: Nguyên tắc ứng xử chung

  • Đoàn kết, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau;
  • Dân chủ, hợp tác hướng tới sự phát triển bền vững của công ty;
  • Có thái độ khiêm tốn trong mọi quan hệ;
  • Giữ uy tín, danh dự cho công ty, lãnh đạo và đồng nghiệp.

ỨNG XỬ CỦA CẤP TRÊN VỚI CẤP DƯỚI

Cán bộ nhân viên công ty phải:

GƯƠNG MẪU – DÂN CHỦ – TÂM LÝ – CÔNG TÂM – TRÁCH NHIỆM

Điều 10: Gương mẫu và dám chịu trách nhiệm

  • Trong mọi hoạt động luôn gương mẫu và làm đúng;
  • Nhất quán trong lời nói và hành động;
  • Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mưu lợi cá nhân;
  • Quản lý được các xung đột lợi ích;
  • Quản lý được các nguồn lực trong công ty ;
  • Dám chịu, không đùn đẩy trách nhiệm về những quyết định của mình cũng như những chỉ đạo của  mình đối với cấp dưới;
  • Luôn giữ lời hứa với cấp dưới và nhân viên;
  • Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cấp dưới, của nhân viên.

Điều 11: Công bằng, khách quan và công khai trong tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ

  • Phải luôn thực hiện nguyên tắc “công khai – khách quan – bình đẳng”;
  • Thấu hiểu tâm lý của cấp dưới và nhân viên để có cách thức điều hành phù hợp;
  • Bố trí đúng người, đúng việc, phát huy được khả năng, sở trường của cấp dưới;
  • Tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên học tập nâng cao tri thức, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ;
  • Việc điều động, thuyên chuyển cán bộ, nhân viên phải vì lợi ích của công ty và phải hài hoà giữa lợi ích của công ty với lợi ích cá nhân;
  • Đối xử với cấp dưới, nhân viên không thiên vị;

Điều 12: Thưởng phạt công minh

  • Khen thưởng và đề bạt nhân viên phải căn cứ trên hiệu quả công việc;
  • Thưởng, phạt đối với cấp dưới, nhân viên phải công khai, đúng quy trình, đúng người, đúng việc, đúng mức độ và đúng lúc;

Điều 13: Tạo dựng bầu không khí tin cậy, thân thiện trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ

  • Tôn trọng và tạo niềm tin cho cấp dưới , nhân viên khi giao thực thi nhiệm vụ;
  • Tạo điều kiện để cấp dưới và nhân viên phát huy khả năng sáng tạo;
  • Tạo điều kiện cho cấp dưới và nhân viên hiểu biết lẫn nhau;
  • Cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc cho cấp dưới, nhân viên;
  • Xây dựng lòng tin và niềm tự hào của cấp dưới, nhân viên với tập thể.

ỨNG XỬ CỦA CẤP DƯỚI VỚI CẤP TRÊN

Cán bộ nhân viên  công ty  phải :
TÔN TRỌNG – TUÂN THỦ – TRUNG THỰC – THẲNG THẮN – TẬN TÂM

Điều14: Có tinh thần và trách nhiệm cao đối với công việc được giao

  • Có ý thức khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành công việc tốt hơn kỳ vọng của cấp trên;
  • Tôn trọng và chấp hành quyết định của cấp trên, phát huy tính tự chủ, sáng tạo và dám chịu trách nhiệm;
  • Luôn có tinh thần đề xuất các sáng kiến với cấp trên;

Điều15: Thẳng thắn, trung thực và chân thành trong quan hệ với cấp trên

  • Sẵn sàng tiếp nhận sự phê bình của cấp trên và có ý thức sửa chữa khuyết điểm;
  • Dám làm, dám chịu trách nhiệm, không thoái thác nhiệm vụ được giao;
  • Trước cấp trên thẳng thắn, trung thực nhận lỗi và bảo đảm không lặp lại;
  • Mạnh dạn trình bày quan điểm cá nhân và đề xuất ý kiến để cải tiến công việc.

Điều 16: Có ý thức tin tưởng, tôn trọng vai trò lãnh đạo của cấp trên

  • Có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các quyết định của cấp trên;
  • Thực hiện đúng vai trò và vị trí của mình trong công việc được giao;
  • Tạo được sự tin tưởng của cấp trên;
  • Ứng xử khiêm tốn, đúng mực với cấp trên;
  • Giữ gìn, bảo vệ uy tín, danh dự của cấp trên.

ỨNG XỬ VỚI  ĐỒNG NGHIỆP

Cán bộ nhân viên trong công ty  phải :

TÔN TRỌNG – CHÂN THÀNH – HỢP TÁC

Điều 17: Tạo sự tin tưởng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và gắn bó với tập thể

  • Có tinh thần hợp tác trong thực hiện công việc;
  • Biết lắng nghe, quan tâm, thông cảm, chia sẻ và học hỏi đồng nghiệp;
  • Trân trọng tiếp nhận những góp ý, phê bình của đồng nghiệp;
  • Có thái độ khách quan, chân thành trong khích lệ và góp ý với đồng nghiệp.
  • Tôn trọng những quan điểm riêng của đồng nghiệp;
  • Không có hành vi làm tổn hại đến uy tín và danh dự của đồng nghiệp;
  • Bảo vệ uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể.

Điều18: Chân thành, thẳng thắn và nghiêm túc trong giải quyết các bất đồng với đồng nghiệp

  • Khi có bất đồng, thẳng thắn trao đổi chân thành với đồng nghiệp để tìm cách giải quyết;
  • Mềm mỏng trong ứng xử khi có bất đồng với đồng nghiệp;
  • Lắng nghe ý kiến đồng nghiệp và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bất đồng để có giải pháp phù hợp.

Điều 19: Không bè phái, gièm pha, lợi dụng và phân biệt đối xử với đồng nghiệp

  • Đối xử bình đẳng với đồng nghiệp;
  • Khách quan trong đánh giá, nhận định về đồng nghiệp;
  • Không vận động, lôi kéo người khác thực hiện những việc gây mất doàn kết, làm phương hại đến lợi ích của Công ty ;
  • Không nói xấu đồng nghiệp, làm mất uy tín, danh dự của đồng nghiệp.

THÁI ĐỘ VỚI CÔNG VIỆC

Cán bộ nhân viên công ty phải :

TUÂN THỦ – TRÁCH NHIỆM – CHUYÊN NGHIỆP – HIỆU QUẢ

Điều 20: Tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ

  • Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định, quy trình nghiệp vụ, quy trình trong tiêu chuẩn ISO của Công ty;
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công việc;
  • Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, thỏa ước lao động tập thể của cơ quan, giữ gìn tài sản của Công ty ;

Điều 21: Có thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, không ngại khó

  • Tuân thủ kỷ luật lao động của Công ty;
  • Không chây ỳ trong công việc, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ;
  • Không trì hoãn thực hiện nhiệm vụ.

Điều 22: Làm việc khoa học, chuyên nghiệp, năng động và có trách nhiệm

  • Có kế hoạch cụ thể trong triển khai công việc;
  • Thao tác, xử lý công việc nhanh, chính xác, có hiệu quả;
  • Bố trí, sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, khoa học;
  • Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ;
  • Chủ động hoàn thành mục tiêu và kế hoạch được giao;
  • Luôn sáng tạo và có trách nhiệm trong công việc, phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp và các bộ phận khác để đạt được hiệu quả công việc cao nhất;
  • Không để tình cảm, cảm xúc cá nhân chi phối công việc.

Điều 23: Tham gia nhiệt tình, có hiệu quả các công việc chung

  • Tham gia nhiệt tình, đầy đủ và tích cực để đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động chung;
  • Có tinh thần đóng góp vào các công việc và hoạt động chung;
  • Thẳng thắn góp ý và tiếp thu những đóng góp của tập thể, cá nhân để rút kinh nghiệm trong các hoạt động chung.

CHƯƠNG III

ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN  CÔNG TY VỚI BÊN NGOÀI

NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CHUNG VỚI BÊN NGOÀI

Điều 24: Nguyên tắc ứng xử chung

  • Tôn trọng lẫn nhau;
  • Hợp tác cùng có lợi;
  • Chia sẻ cơ hội;
  • Cạnh tranh bình đẳng.

ỨNG XỬ VỚI  KHÁCH HÀNG

Cán bộ nhân viên công ty phải:

CHUYÊN NGHIỆP – CHẤT LƯỢNG – UY TÍN

Điều 25:   Phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, trách nhiệm và hiệu quả

  • Tạo dựng phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, năng động và hiệu quả; Cán bộ, nhân viên của công ty phải nắm vững tình hình thị trường, nắm chắc các yêu cầu của các đối tác, am hiểu luật pháp, chính sách , phong tục tập quán đất nước con người của nước sở tại để tuyên chuyền thuyết phục giúp đỡ khách hàng ( KH ) hiểu biết và thực hiện khi đi làm việc ở nước ngoài, hoặc tuyên truyền phổ biến cho KH trên địa bàn mình cư trú .
  • Thể hiện văn minh, lịch sự trong ứng xử, tạo niềm tin cho KH và đối tác, làm đẹp thêm hình ảnh Công ty; CBCNV công ty phải áp dụng các hình thức giao tiếp ứng xử đã hướng dẫn trong lưu ý ứng xử để giao tiếp với KH, không phân biệt đối xử với KH kể cả KH trước khi xuất cảnh cũng như KH nhập cảnh khi về nước để tạo niền tin đối với KH.
  • Hạn chế sai sót; tuy nhiên, trong trường hợp có sai sót phải kịp thời xử lý, không đổ lỗi cho khách quan. KH có trình độ giao tiếp và nhận thức đa dạng , do đó cần thận trọng trong giao tiếp hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót không đáng có để tạo niềm tin cho KH .

Điều 26: Chăm sóc Khách Hàng, sẵn sàng giúp đỡ và nhiệt tình, nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của Khách hàng 

  • Sẵn sàng giúp đỡ và phục vụ KH nhiệt tình, nhanh chóng;
  • Chủ động thăm hỏi một cách tế nhị, lịch sự và bầy tỏ cảm thông, giúp đỡ nếu KH gặp phải trường hợp khó khăn, lúng túng;
  • Phối hợp với KH trong việc thực hiện các giao dịch, phải hướng dẫn giúp đỡ, giải thích tận tình vui vẻ để KH hiểu và thực hiện cũng như tuyên truyền cho người khác thực hiện;
  • Sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu đột xuất của KH nhưng không vi phạm quy định, nội quy và không phương hại đến lợi ích của Công ty như việc chia sẻ những rủi ro với người thân trong gia đình KH, tận tình chăm sóc thăm hỏi động viên những KH gặp khó khăn hoạn nạn, tạo mội điều kiện có thể để KH duy trì được cuộc sống và ghi nhận sự tận tâm của cán bộ Công ty
  • Sẵn sàng hỗ trợ giải quyết nhu cầu của bất kỳ KH nào trong khả năng có thể, không bị chi phối bởi tình cảm cá nhân.

Điều 27: Tư vấn các kiến thức về Thị trường và dịch vụ của công ty cho Khách hàng  

  • Chủ động giới thiệu về những chính sách hay thị trường mới của công ty cho KH đến từng bản làng, địa phương để giới thiệu những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của công ty về  công tác xuất khẩu lao động giới thiệu một cách trung thực về tình hình thị trường lao động các nước và phương thức dịch vụ của công ty để KH hiểu và tuyên chuyền cho người khác hiểu và thực hiện theo
  • Chỉ ra những nhu cầu tiềm ẩn của KH nhằm hướng KH vào các dịch vụ của công ty như tổ chức đào tạo những ngành nghề phù hợp với trình độ, thời gian và khả năng tài chính có thể đáp ứng của họ hoặc đào tạo , đào tạo lại để tiếp tục làm việc cho các đối tác trong và ngoài nước .
  • Tư vấn chính xác những gì KH cần, giúp người lao động tiếp cận và hiểu thấu đáo các chính sách, thị trường và dịch vụ của công ty như  vấn đề vay vốn , chính sách hỗ trợ trong quá trình học nghề, tìm việc làm trong nước sau khi hoàn thành hợp đồng về nước …

Điều 28: Tôn trọng và biết lắng nghe khách hàng

  • Có thái độ tôn trọng, niềm nở, thân thiện với khách hàng ;
  • Biết lắng nghe khách hàng ;
  • Chủ động, bình tĩnh, mềm mỏng giải quyết các bất đồng với khách hàng ;
  • Không phân biệt đối xử với khách hàng ;

QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

Cán bộ nhân viên công ty phải :

TÔN TRỌNG – HỌC HỎI – HỢP TÁC

Điều 29: Xây dựng mối quan hệ hợp tác, ngoại giao

  • Xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các doanh nghiệp ;
  • Tôn trọng lẫn nhau;
  • Học tập những điểm mạnh của nhau;
  • Hợp tác thiện chí với các doanh nghiệp trong những tình huống khó khăn đòi hỏi cộng tác.

Điều 30: Không đưa thông tin sai lệch về doanh nghiệp khác

  • Không nói xấu lãnh đạo hay nhân viên của doanh nghiệp khác ;
  • Không làm mất uy tín
  • Không so sánh dịch vụ của mình với doanh nghiệp khác trước khách hàng và công chúng;
  • Không thể hiện đồng tình với những tin đồn xấu về doanh nghiệp khác trước công chúng.

Điều 31: Không mua chuộc và hợp tác với nhân viên của doanh nghiệp khác  

  • Không sử dụng sức mạnh của vật chất hoặc vị trí để mua chuộc nhân viên của doanh nghiệp khác
  • Không hợp tác với nhân viên của DN khác để nói xấu đối thủ trước công chúng.

ỨNG XỬ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Cán bộ nhân viên  công ty  phải:

TUÂN THỦ – CHẤP HÀNH – XÂY DỰNG

Điều 32: Chấp hành sự quản lý của Nhà nước

  • Chấp hành mọi chủ trương, đường lối, pháp luật của Nhà nước và của Ngành với trách nhiệm cao nhất;
  • Đáp ứng các yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý;
  • Tham gia góp ý những bất cập trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Thường xuyên cập nhật và phổ biến các chính sách, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Ngành
  • Phát hiện và tham gia góp ý những bất cập trong công việc;
  • Phát hiện và đề xuất những sáng kiến tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của công ty.

ỨNG XỬ VỚI CỘNG ĐỒNG

Cán bộ nhân viên công ty phải :

TÍCH CỰC – TRÁCH NHIỆM – HOÀ ĐỒNG

Điều 33: Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với cộng đồng

  • Chủ động tham gia vào các hoạt động ủng hộ nhân đạo, chia sẻ những khó khăn với cộng đồng xã hội;
  • Có thái độ cởi mở và hoà đồng, tôn trọng, giữ gìn và xây dựng văn hoá của địa phương;
  • Không hỗ trợ cho những dự án gây bất lợi cho cộng đồng;
  • Thực hiện hỗ trợ mang tính tự nguyện cho các dự án, hoạt động của cộng đồng.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34:  Ban văn hoá doanh nghiệp Công ty có  trách nhiệm tổ chức triển khai, tuyên truyền phổ biến, tập huấn và đào tạo nội dung của bộ Quy tắc ứng sử toàn thể CBNV trong công y quán triệt và thực hiện.

Điều 35 : Ban văn hoá doanh nghiệp công ty tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo nhiều hình thức khác nhau để phát hiện, bổ xung và điều chỉnh kịp thời những nội dung chưa phù hợp.

Điều 36: Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về  Ban văn hoá doanh nghiệp Công ty  để tập hợp và chỉnh lý bộ  Quy tắc này cho hoàn thiện.

Điều 37: Quy tắc ứng xử này được điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị của Ban văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở tổng hợp của các đơn vị thành viên và toàn thể cán bộ nhân viên Công ty.

Điều 38:   Quy tắc này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Ban VHDN Công ty đề xuất  cơ chế khen thưởng đối với những đơn vị và cá nhân trong Công ty đã thực hiện tốt và phạt đối với nhũng trường hợp vi phạm các quy định trên

PHẦN II

CÁC NGUYÊN TẮC VỀ KÝ KẾT CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG

 VÀ TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG

     Toàn thể CBNV đều phải nắm được Công ty có nguyên tắc và thủ tục phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về cấm lao động cưỡng bức và thực hiện các nguyên tắc, thủ tục đó để chấm dứt lao động cưỡng bức và buôn bán người trong hoạt động và dịch vụ của mình.

     Cụ thể Công ty triển khai nguyên tắc ký kết các loại hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và tuyển chọn lao động theo chính sách CoC-VN, Công ty chú trọng đặt quyền lợi của người lao động lên hàng đầu, với mỗi thông báo tuyển chọn lao động, hợp đồng khi được ký kết, công ty đều cung cấp đầy đủ các thông tin về đối tác, nơi làm việc cụ thể, loại công việc, thời hạn hợp đồng, thời gian làm việc, mức lương cơ bản, dự tính thời gian làm việc ngoài giờ và mức lương làm việc ngoài giờ, các khoản thu và mức thu từ người lao động, tuyệt đối áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử,  lao động  được tuyển phải đủ 18 tuổi trở lên, nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên cơ sở  chủng tộc, màu da, giới tính, tuổi, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, nguồn gốc xã hội, tham gia tổ chức công đoàn hoặc hiệp hội, xu hướng tình dục. Công ty không ngăn cản lao động nữ có ý định đi làm việc ở nước ngoài trừ trường hợp lao động nữ có nguy cơ cao và có bằng chứng bị đặc biệt phân biệt đối xử tại nước đến làm việc.

  • Quy định chung về thời gian làm việc:

Sáng: từ 7h30 đến 11h50

Chiều: từ 13h đến 16h40

(Tính thời gian tăng ca đối với nhân viên phải làm việc ngoài giờ do yêu cầu công việc hoặc của cấp trên)

Được nghỉ 4 chủ nhật và 2 thứ 7 trong tháng (lịch nghỉ thứ 7 sẽ cách tuần theo sắp xếp của công ty)

  • Quy định về nghỉ phép:

Nhân viên chính thức của Công ty được hưởng 12 ngày phép/năm, tương ứng với số tháng làm việc. Ngoại trừ các việc đột xuất chứng minh được như con ốm đau, bản thân ốm đau. Nếu xin nghỉ phép đột xuất nửa ngày không có lý do chính đáng sẽ tính là nghỉ phép cả ngày.

Hết năm, nếu nhân viên không sử dụng hết phép số phép còn lại không được tính thành tiền và không được chuyển sang năm tiếp theo.

PHẦN III

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHUNG TRONG HỆ THỐNG

Mặc dù Công ty Cp quốc tế SUGI là một công ty non trẻ, nhưng với những nỗ lực của lãnh đạo và nhân viên trong 2 năm 2019 và 2020 vừa qua cũng đủ chứng minh những tiềm năng, nội lực của toàn thể Công ty, dần từng bước xây dựng thương hiệu của SUGI trong hoạt động XKLĐ và du học Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương, là địa chỉ tin cậy đối với người lao động, là môi trường làm việc chuyên nghiệp với nhân viên công ty.

       Nhằm xây dựng Công ty phát triển bền vững cũng như thương hiệu Công ty ngày càng được khẳng định, bên cạch việc thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử, Phong cách làm việc chuyên nghiệp là phần không thể thiếu trong Văn hóa doanh nghiệp đồng thời cũng là ý chí và quyết tâm của CBNV toàn Công ty. 

Phong cách làm việc chuyên nghiệp theo cơ chế thị trường

Trong môi trường làm việc năng động, hiện đại, tính chuyên nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp hay sự thăng tiến của các cá nhân. Chuyên nghiệp trong công việc coi trọng và những yêu cầu đầu tiên đối với từng cá nhân ở từng vị trí làm việc cụ thể.

Mỗi CBNV làm việc tại Công ty phải hiểu được tính chuyên nghiệp là như thế nào và   có trách nhiệm xây dựng cho mình phong cách làm việc chuyên nghiệp trong hệ thống chung của Công ty.

Thế nào là tính chuyên nghiệp ở Công ty cổ phần quốc tế SUGI

Chuyên nghiệp là sự tập trung, chuyên tâm và có ý thức vào công việc của mình với tác phong làm việc khoa học, nhanh nhẹn kết hợp với nắm vững kiến thức chuyên môn, biết điều tiết công việc phù hợp với tiến độ và môi trường xung quanh để tạo hiệu quả tốt nhất.

Mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh trong quá trình xử lý, tác nghiệp công việc, để tạo được sự hoàn chỉnh thì ngay từ những chi tiết từ nhỏ nhất phải được xây dựng một cách đồng bộ và nhất quán để thực hiện, điều đó sẽ giúp bạn đáp ứng được yêu cầu công việc trong hệ thống chung của Công ty.

Chuyên nghiệp bao gồm sự đồng bộ nhất quán từ ý tưởng đến cách thức thực hiện sao cho đạt được mục tiêu đề ra một cách nhanh nhất

Phong cách chuyên nghiệp ở mỗi CBNV làm việc tại Công ty phải được thể hiện ở khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc qua trình độ chuyên môn, tính tự giác và sự chủ động trong công việc, sự tuân thủ các quy tắc, quy định chung, tính linh hoạt và khả năng giao tiếp ứng xử trong các tình huống.

 Phong cách “chuyên nghiệp” không chỉ thể hiện trong công việc có qui mô lớn mà xuất hiện ngay trong từng công việc nhỏ.  Đó có thể là “điện thoại đổ chuông ba tiếng phải nhấc máy”, “không trễ hẹn với khách, nếu trễ vì bất kỳ lý do gì phải được thông báo”, đi làm đúng giờ”, “biết cười với khách hàng”, “không mang dép lê, guốc, không mặc áo thun, trang phục lòe loẹt” khi đến làm việc tại công ty

Phong cách chuyên nghiệp sẽ được xác định ở mỗi CBNV trong Công ty thông qua việc hiểu rõ và tuân thủ “mười chuẩn mực chuyên nghiệp” sau:

  1. 1. Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp.

Mỗi CBNV làm việc tại Công ty phải có trách nhiệm tạo cho mình phong cách làm việc thích ứng với mọi tình huống và yêu cầu của công việc. Trên thực tế, ở Công ty hiện nay còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tạo cho mình phong cách làm việc chuyên nghiệp, điều này sẽ tạo nên một hệ quả đáng lo ngại đó là “sức ỳ” trong khả năng sáng tạo và phát triển bản thân đồng thời sẽ làm giảm năng suất lao động và hiệu quả công việc.

 Nếu không muốn bị đào thải thì ngay lập tức bạn phải có kế hoạch xây dựng cho mình phong cách làm việc để trở thành một nhân viên của Công ty chuyên nghiệp thực sự.

  1. Thiết lập tác phong công nghiệp.

CBNV làm việc tại SUGI phải tuân thủ các quy định về giờ giấc theo đúng luật định, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tiên quyết để xây dựng tác phong công nghiệp cho bản thân và là một trong những điều kiện để đưa doanh nghiệp đi đến thành công. 

Tác phong công nghiệp thể hiện ở mỗi CBNV phải biết quý trọng thời gian, thiếu tác phong công nghiệp là một trong những yếu điểm ở một số bộ phận CBCNV của Công ty.

Nhiều người vẫn thường có thói quen sài “giờ cao su”, điều này đã khiến họ trở nên sự trì trệ trong tư duy, chậm chạp trong hành động, thiếu sự giải quyết và xử lý nhanh gọn, dứt điểm trong công việc.

Những nhân viên có tác phong công nghiệp sẽ dễ dàng tạo được sự tin cậy, tín nhiệm từ cấp trên và đồng nghiệp, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng chọn lựa và định hướng đào tạo.

  1. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch

 CBNV làm việc tại Công ty phải thiết lập được kế hoạch công việc cho bản thân theo thời gian cụ thể hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và cả năm căn cứ trên nhiệm vụ được phân công và kế hoạch của đơn vị để chủ động thực hiện. Kế hoạch này phải được cấp trên trực tiếp thông qua để chủ động chỉ đạo điều tiết công việc, đánh giá khả năng và kết quả thực hiện đối với nhân viên của mình

Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho bạn xác định được mục tiêu và dễ dàng hình thành nên những bước đi chuẩn xác để thực hiện các mục tiêu đó của mình.  Bám sát kế hoạch và sắp xếp thời gian thực hiện để hoàn thành sẽ tạo cho bạn thói quen làm việc chủ động, có trách nhiệm đồng thời sẽ làm cho công việc của bạn được tiến hành một cách đồng bộ và hiệu quả hơn.

  1. Phát triển khả năng độc lập và tự chủ trong công việc

Tại môi trường làm việc ở Công ty, khả năng làm việc độc lập và tự chủ điều tiết được công việc là điều mà công ty luôn đòi hỏi ở CBNV của mình.

 Mỗi nhân viên dù tác nghiệp công việc đơn lẻ hay cùng làm việc cùng với đội nhóm thì việc tạo tính tự chủ và độc lập trong công việc luôn là điều hết sức quan trọng và cần thiết, điều này sẽ giúp bạn phát huy được tính sáng tạo và thể hiện rõ năng lực của bản thân.  Sự thụ động, trông chờ ỷ lại vào người khác định hướng giúp mình sẽ làm mất đi khả năng sáng tạo của chính bản thân bạn.  

Tính độc lập và tự chủ trong công việc còn giúp bạn tránh khỏi lúng túng khi có sự thay đổi đột ngột về nhân sự hay công việc cũng như môi trường làm việc.  

  1. Không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên môn

 Để khẳng định được năng lực bản thân và đáp ứng được yêu cầu công việc, mỗi CBNV làm việc tại Công ty phải không ngừng học tập nâng cao kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tăng cường khả năng giao tiếp ứng xử…Đừng bỏ qua những điều mà bạn học được từ đồng nghiệp, từ đối thủ cạch tranh, từ sách vở, trường lớp nếu điều đó đem lại lợi ích công việc cho công việc, phát triển được bản thân thì điều đó chính là yếu tố quyết định cho quá trình đi đến thành công của bạn.

Xã hội phát triển không ngừng, chính vì vậy mà những đòi hỏi trong công việc sẽ ngày càng cao và đa dạng. Nếu như từng người không kịp trang bị cho mình những kiến thức phù hợp với thời đại thì sẽ không tránh khỏi việc bị đào thải khỏi hệ thống và hãy cập nhật kiến thức cho bản thân dưới mọi hình thức.

  1. Ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến

Một nhân viên thực thụ của Công ty phải bắt đầu từ xây dựng cho mình ý thức làm việc có trách nhiệm, coi việc của công ty như là việc của chính mình để toàn tâm toàn ý thực hiện và hoàn thành một cách hiệu quả nhất.

Tinh thần cầu thị là tạo khả năng thích ứng với mọi môi trường, hoàn cảnh và bất kỳ sự thay đổi nào. Những gì bạn đang nắm trong tay hôm nay đều có thể thay đổi vào ngày mai. Nên chủ động và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để có thể hòa nhập ngay khi gặp những biến đổi bất ngờ từ môi trường làm việc năng động và hiện đại như ngày nay.

 Vô trách nhiệm, bảo thủ và không cầu tiến cùng với sự thiếu trách nhiệm, làm việc qua loa, cẩu thả có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đều là những đức tính mà ở Công ty không chấp nhận đối với nhân viên của mình.

  1. Giao tiếp hiệu quả

Mỗi CBNV của Công ty cần tạo cho bản thân khả năng giao tiếp tự tin, ứng xử linh hoạt và thành công khi tiếp cận đến từng đối tượng không chỉ là những khách hàng, các đối tác, các cơ quan quản lí… mà phải ứng xử có nghệ thuật với đồng nghiệp, với cấp trên.

Giao tiếp là một nghệ thuật được xem như là chiếc chìa khóa vàng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Ở một số ngành nghề – đặc biệt với những đơn vị cung cấp dịch vụ-  khả năng giao tiếp ứng xử và thuyết phục khách hàng chiếm vị trí trọng yếu trong việc đánh giá năng lực làm việc đối với các mỗi cá nhân. Giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn chiếm được cảm tình từ người đối diện mà còn giúp bạn chia sẻ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ xã hội và nắm bắt nhanh chóng các cơ hội để đi đến thành công.

  1. Trang phục phù hợp

CBNV làm việc tại Công ty phải có trách nhiệm tuân thủ quy định về trang phục đồng bộ theo mẫu đã được cấp trên phê chuẩn:

  • Nhân viên nữ: áo sơ mi trắng, quần âu/chân váy có độ dài ngang đầu gối trở xuống
  • Nhân viên nam: Áo sơ mi trắng, quần sẫm mầu.
  • Luôn đeo thẻ nhân viên trước ngực.
  • Không mặc áo phông không cổ, áo sát nách
  • Không mặc quần bò
  • Không đi dép lê đến văn phòng làm việc
  • Đồng phục sẽ được mặc vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần trong các tháng mùa hè. Các tháng mùa đông CBNV tuân theo quy định của các điều trên, đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng, phù hợp.

Trang phục phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn. Nếu cách phục trang đúng cách và thể hiện đúng vị trí, tính chất công việc sẽ giúp bạn luôn tự tin để đảm nhận tốt nhất vai trò của mình thì đó cũng là phong cách chuyên nghiệp. Trang phục phù hợp còn thể hiện những đặc trưng văn hóa của mỗi doanh nghiệp.

  1. Nắm vững quy tắc văn hóa nơi công sở

Xanh – sạch – đẹp nơi làm việc và giữ gìn vệ sinh khu vực chung là yêu cầu của Công ty đối với nhân viên của mình.

 Mỗi CBNV của Công ty phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, sắp xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp, tuân thủ các điều lệ quy định của công ty, tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào do đoàn thể tổ chức. Thân thiện hòa đồng với đồng nghiệp, biết học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong mọi trường hợp. Biết tạo dưng một môi trường làm việc thật sư khoa học hiện đại và mang tính nhân văn cũng chính là phong thái chuyên nghiệp.

  1. Biết cách thư giãn

Xây dựng phong cách chuyên nghiệp ở mỗi cá nhân làm việc tại Công ty không chỉ bằng cách miệt mài làm việc để đem lại hiệu quả cao mà cũng phải biết xắp xếp cho mình thời gian thư giãn hợp lý trong lúc làm việc căng thẳng hay giữa giỡ làm việc. Mỗi cá nhân phải biết thư giãn đúng cách để tái tạo sức lao động hiệu quả công việc sẽ tăng lên rõ rệt đó cũng là một phần của phong cách chuyên nghiệp.

 Nghiêm túc trong công việc không có nghĩa là luôn im lặng, cau có và tách biệt với tập thể…Cần có khoảng 10-15 phút thư giãn giữa giờ trong ngày làm việc để giao lưu trao đổi cùng đồng nghiệp để bổ xung những kinh nghiệm trong ứng xử giao tiếp.

Thực hiên hiệu quả Phong cách làm việc chuyên nghiệp ngay trong môi trường làm việc tại Công ty sẽ giúp bạn tạo dựng được niềm tin đối với lãnh đạo Công ty cũng như với đồng nghiệp và gặt hái được nhiều thành công trong công việc.

 Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp là điều kiện cần thiết cho sự thành công của bạn ở Công ty.

BAN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP